
Chi tiết tin
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Tiền Giang đã chọn huyện Gò Công Tây và huyện Chợ Gạo thực hiện mô hình tiêm thí điểm vắc-xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trong bối cảnh căn bệnh mới nổi này đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ tấn công đàn trâu, bò ở các tỉnh, thành phía Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Tiền Giang đã chọn huyện Gò Công Tây và huyện Chợ Gạo thực hiện mô hình tiêm thí điểm vắc-xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trong bối cảnh căn bệnh mới nổi này đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ tấn công đàn trâu, bò ở các tỉnh, thành phía Nam.
![]() |
Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và các đơn vị hữu quan thực hiện mô hình thí điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn bò thịt 50 con của hộ ông Phạm Tường Linh ở xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo và đàn bò sữa 50 con của hộ ông Đồng Thanh Trị ở xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây. Thông qua việc tiêm phòng thí điểm nhằm xác định tính an toàn của vắc-xin lần đầu tiên được sử dụng trên đàn trâu, bò của tỉnh Tiền Giang, đồng thời xây dựng quy trình mẫu về kỹ thuật tiêm phòng, vì đây là loại vắc-xin tiêm dưới da, thao tác khó, đòi hỏi người thực hiện phải tiêm chuẩn xác thì mới phát huy tốt hiệu quả tiêm phòng.
Bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, mô hình tiêm phòng thí điểm sử dụng vắc-xin Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Trung tâm Chẩn đoán thú y quốc gia - Cục Thú y thử nghiệm và đánh giá hiệu lực tốt, được triển khai tiêm phòng cho trâu, bò ở 39 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có 03 tỉnh phía Nam là Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bến Tre. Trong quá trình tiêm vắc-xin, trâu, bò cần được cầm cột cố định để mũi tiêm ngay dưới da, đồng thời lọ vắc-xin 25 mũi, sau khi pha thành dung dịch chỉ sử dụng trong vòng 02 giờ.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 121.000 con bò, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trâu, bò đang là vật nuôi mang lại lợi nhuận cao nhất cho người chăn nuôi trong bối cảnh heo thường xuyên bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi đe dọa và gia cầm tiêu thụ khó khăn do cung vượt cầu. Để bảo vệ đàn bò vượt qua nguy cơ dịch bệnh, người chăn nuôi cần tìm hiểu về biểu hiện, triệu chứng của bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, phát hiện bệnh sớm và báo ngay cho cơ quan thú y cơ sở để có giải pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bán chạy gia súc hoặc vứt xác gia súc mắc bệnh ra môi trường, gây lây lan mầm bệnh.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò như: Ra quân đợt cao điểm phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và điểm kinh doanh trâu, bò từ ngày 25/5 đến ngày 15/6, khuyến khích người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7/2021, tập trung thực hiện mô hình thí điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, thu kết quả thí điểm, hoàn thành quy trình kỹ thuật tiêm phòng mẫu để tiến đến việc triển khai ra diện rộng, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi tích cực tiêm vắc-xin cho toàn bộ đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh, quyết tâm phòng, chống thành công căn bệnh gây thiệt hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi.
Kim Nữ







HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |